Những sai lầm thường gặp khi quản lý công việc, dự án
Không xây dựng mục tiêu khi triển khai dự án
Mỗi người trong nhóm cần hiểu rõ vị trí, trách nhiệm cũng như kết quả của mình. Đề ra kỳ vọng, mục tiêu cho nhóm cho bản thân sẽ giúp nhóm dự án tự lực và trở nên có tổ chức hơn. Nó cũng giúp truyền tải trách nhiệm, chia sẻ công việc rõ ràng hơn cho mọi bộ phần tham gia dự án.Không chia nhỏ dự án thành nhiều giai đoạn
Một dự án cần chia nhỏ thành nhiều giai đoạn, rồi gắn cho nó những mục tiêu, đầu việc có thể xử lý. Điều này sẽ làm giảm áp lực tâm lý cho người thực hiện, qua đây tạo sự tự tin, thoải mái cần thiết, giúp mọi người cùng nhau giải quyết dự án khó khăn.Nếu không chia nhỏ dự án chắc chắn bạn sẽ cảm thấy quá tải, làm không tốt trách nhiệm của mình. Không biết công việc của ai, nhận trách nhiệm cho ai. Người quản lý dự án cần dành thời gian để hiểu sâu về các khía cạnh dự án, từ đó phân rã công việc thành từng đầu mục nhỏ. Ngoài ra, việc quan sát, chọn lọc ưu điểm của các thành viên trong nhóm sẽ giúp người quản lý giao đúng người, đúng việc để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công việc tốt hơn đúng deadline hơn.
Không sắp xếp dự án theo thứ tự ưu tiên
Nhiều nhân viên thường tối mặt với những dự án có mức độ ưu tiên thấp. Trong khi đó, dự án có mức độ ưu tiên cao hơn thì bị lơ là, bắt đầu lại có dấu hiện chán nản, mệt mỏi. Do đó, cần làm rõ ngay từ đầu, nhiệm vụ nào có tính ưu tiên ra sao, sau đó, báo cho cả team dự án sự thay đổi về mức độ ưu tiên.Không tương tác thường xuyên với thành viên team dự án
Chúng ta cần có một lịch họp thường xuyên với danh sách người tham dự dự án đó và những người liên quan có ảnh hưởng tới dự án. Cần làm rõ xem để cập nhật tiến độ công việc đến đâu, cũng như giải pháp những vướng mắc mà các bạn đang gặp phải khi triển khai dự án.Các bài viết khác