DUY TRÌ VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CRM LÂU DÀI VÀ CÓ HIỆU QUẢ
Mỗi công ty, doanh nghiệp cần xác định và phát triển cho mình một chiến lược CRM riêng phù hợp với đặc điểm khách hàng, quy mô, tính chất doanh nghiệp. Tuy nhiên quy trình xây dựng và phát chiển một chiến lược chăm sóc khách hàng CRM bao gồm những bước cơ bản sau:
1. Thực hiện chăm sóc khách hàng CRM toàn diện
Chiến lược CRM sẽ bao gồm tất cả các bộ phận, các phòng ban của một tổ chức, liên qan đến thông tin tài chính, sản xuất, bán hàng, tiếp thị, phân phối, … Do đó, Muốn thực hiện hay xây dựng tốt chiến lược chăm sóc khách hàng CRM thì cần phải có sự hỗ trợ từ từng nhân viên ở các phòng ban khác nhau trong công ty. Đồng thời sử dụng một cách triệt để các phản hồi quan trọng của các nhân viên này trong quá trình xây dựng và phát triển chiến lược CRM.
Đối với mỗi nhân viên và mỗi bộ phận cần phải tổng hợp, lưu giữ thông tin về tất cả những phát triển và thực hiện trong suốt quá trình đã và đang thực hiện. Công ty cần đào tạo cho nhân viên về các phương pháp tiếp cận tích cực và kết quả cuối cùng của chiến lược CRm nhằm tạo ra hiệu quả công việc cao nhất.
Sau khi có thể thu thập lượng thông tin trên toàn diện tổ chức, đồng thời có thể triển khai công việc toàn hệ thống, triển khai đến từng nhân viên thì công ty bạn cần tạo đội dự án thực hiện công việc chăm sóc khách hàng CRM một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng công việc. Mỗi thành viên trong đội cần giàu kinh nghiệm, làm việc tận tâm, thể hiện sự chuyên nghiệp. Đối với mỗi chiến lược thì thành viên chính là chìa khóa quan trọng có ảnh hưởng đến sự thành bại của toàn bộ quá trình xác định và phát triển của công ty. Nhân viên chịu trách nhiệm thông tin chi tiết liên quan đến chiến lược CRM cho tất cả các thành viên khác trong tổ chức. Tất cả các thành viên trong nhóm làm việc sẽ đảm bảo tất cả các khía cạnh của chiến lược làm việc có hiệu quả.
2.1 Quản lý
Người quản lý có trách nhiệm trong việc động viên nhân viên, lãnh đạo, quản lý từng giai đoạn phát triển của chiến lược CRM. Đặc biệt là khi có sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức, trong quy trình kinh doanh và thay đổi chiến lược doanh nghiệp.
2.2 Bộ phận kỹ thuật
Kinh nghiệm của đội ngũ kỹ thuật quyết định sự tự động hóa chiến lược chăm sóc khách hàng CRM. Ngoài ra, kỹ thuật chuyên nghiệp đóng góp chủ yếu trong việc xây dựng, quản lý, phát triển các ứng dụng phần mềm và xác định khả năng tương thích của nhân viên với các tính năng phần mềm hiện có.
2.3 Kinh doanh và Marketing
Đối tượng sử dụng hệ thống CRM cuối cùng là phát triển kinh doanh và chiến lược marketing. Ứng dụng chiến lược CRM được gọi là thành công khi những người dùng cuối thoải mái, thỏa mãn và đạt được hiệu quả tất cả các tính năng của chương trình. Ngược lại, Kinh doanh và marketing cần phản hồi đúng, kịp thời những hạn chế, khó khăn của phần mềm chăm sóc khách hàng CRM để bộ phận xây dựng hoàn thiện.
Để xây dựng và phát triển chiến lược CRM tại một doanh nghiệp bất kỳ thì tài chính là một vấn đề quan trọng. Chính vì vậy, các chuyên gia tài chính cũng cần phân tích hiệu quả, đánh giá động, chi phí thực hiện chiến lược chăm sóc khách hàng CRM.
2.5 Chuyên gia tư vấn
Ngoài các nhân tố trên thì một chuyên gia tư vấn bên ngoài, các nhà cung cấp CRM là điều cần thiết trong việc phát triển chiến lược CRM. Những chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực sẽ giúp phân tích các nhu cầu kinh doanh thực tế của tổ chức, làm việc chuyên nghiệp hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
3. Phân tích yêu cầu
Để xây dựng một chiến lược CRM cần phải tập trung vào định hướng, yêu cầu của doanh nghiệp. Thực hiện điều tra và câu hỏi khảo sát với quản lý kinh doanh, marketing, tài chính để thu thập các kỳ vọng sau đó so sánh với các kết quả thực tế đạt được trong từng giai đoạn của chiến lược.
Phân tích yêu cầu là yếu tố rất quan trọng trong sự phát triển của một hệ thống CRM hiệu quả. Cần đảm bảo kết quả mong muốn phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
Các bài viết khác