Nhân viên kinh doanh đóng vai trò gì trong quá trình triển khai CRM?
Hầu như các nhà quản lí doanh nghiệp đều mong muốn phần mềm CRM mà họ triển khai phải đáp ứng được hết những chức năng của họ cũng như phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp họ. Tuy nhiên, họ chưa trực tiếp làm việc và chưa rõ được những thiếu sót hay những chức năng thực sự cần thiết cho hoạt động quản lí khách hàng. Và đương nhiên, nhân viên kinh doanh mới thực sự là những người dử dụng phần mềm CRM nhưng họ lại không được hỏi ý kiến.
Nhân viên kinh doanh sẽ là người chịu trách nhiệm nhập dữ liệu khách hàng, cung cấp thông tin khách hàng và phân tích đưa ra các báo cáo. Phần mềm CRM chủ yếu hỗ trợ nhân viên kinh doanh tương tác với khách hàng và chăm sóc, theo dõi tình hình kinh doanh ngay trên phần mềm. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng CRM, họ chưa nắm rõ được phần mềm, nhiều phần vẫn chưa hiểu rõ, khiến cho hoạt động chủ yếu của họ trên phần mềm chỉ là nhập xuất dữ liệu. Chính vì vậy mà việc sử dụng CRM luôn tạo cho họ cảm giác nhàm chán vô cùng.
Phần mềm CRM hỗ trợ bạn phân quyền cho từng nhân viên, từng phòng ban khác nhau, tuy nhiên để hoạt động chăm sóc khách hàng đạt hiệu quả thì nhân viên kinh doanh nên được phân quyền kiểm soát hoạt động chăm sóc khách hàng của mình. Việc này giúp họ có thể nắm bắt tình hình chăm sóc khách hàng, tiến độ làm việc, từ đó để họ có cơ hội phát huy khả năng của bản thân. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tiến độ làm việc của nhân viên tăng, số lượng khách hàng tăng, tăng doanh thu cho doanh nghiệp là điều tất yếu.
1. Nhân viên kinh doanh không phải là để nhập dữ liệu
Phần mềm CRM sẽ thực sự đem lại hiệu quả kinh doanh khi nhà quản lý trao quyền cho nhân viên kinh doanh. Việc sử dụng CRM đơn giản bằng các thao tác sẽ biến nhân viên thành cái máy nhập dữ liệu, họ chỉ làm nhiệm vụ nhập thông tin khách hàng bằng những thao tác cơ bản mà không được phát triển bản thân. Một giải pháp phần mềm như AZ CRM sẽ giúp nhân viên chăm sóc khách hàng hiệu quả, nhanh chóng và chính xác. Tuy nhiên, nhà quản lí vẫn có thể theo dõi hoạt động chăm sóc, công việc của nhân viên chứ không nhất thiết phải biến họ thành nhân viên nhập dữ liệu.
2. CRM-Giải pháp phát huy khả năng của nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh có những phẩm chất khá giống với một doanh nhân là họ tự tạo ra thu nhập của mình bằng cách nhìn ra những cơ hội mà người khác không nhìn thấy.
Doanh nhân là kiểu người cần phải dũng cảm tiến ra bên ngoài và tự tạo cho mình một khởi đầu mới. Họ thường xuyên phải đối mặt với tình cảnh cần phải làm nền một cái gì đó từ không có gì.
Nhà quản lý cần phải chỉ ra các kỹ năng chăm sóc khách hàng cũng như tạo động lực kinh doanh cho nhân viên kinh doanh. Song song với đó, việc doanh nghiệp sử dụng phần mềm CRM sẽ hỗ trợ nhân viên chăm sóc khách hàng một cách tối đa. Phần mềm CRM có kết hợp Email marketing, SMS marketing hỗ trợ doanh nghiệp có những chiến lược chăm sóc khách hàng hiệu quả.
3. Lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân viên kinh doanh
Trong quá trình sử dụng phần mềm CRM cũng như trong quá trình chăm sóc khách hàng, nhân viên kinh doanh sẽ gặp phải một vài khó khăn, các nhà quản lí nên lắng nghe những ý kiến từ họ. Đôi lúc, nhân viên là người trực tiếp làm việc sẽ hiểu hơn ai hết và họ sẽ có những đóng góp hay cho doanh nghiệp bạn. Vì vậy bạn không nên bỏ qua những cơ hội đó có thể sẽ giúp cho doanh nghiệp bạn đi lên có những bước phát triển tốt.
Nhân viên kinh doanh là người trực tiếp tạo dựng mối quan hệ với khách hàng vì vậy họ hiểu khách hàng mong muốn gì hơn bất kì ai trong doanh nghiệp. Họ nắm giữ một lượng thông tin rất phong phú về khách hàng cũng như sản phẩm nhưng lại chưa được khai thác đúng cách, điều này gây thiệt hại đáng kể cho doanh nghiệp của bạn. Đặc biệt hơn, khi bạn biết lắng nghe ý kiến của họ còn tạo cho họ cảm giác được tôn trọng và tạo động lực cố gắng cống hiến cho doanh nghiệp bạn.Các bài viết khác