Cách nhận diện phần mềm CRM
1. Phân loại theo mô hình triển khai
- Triển khai theo mô hình client-server: đây là mô hình triển khai phần mềm truyền thống, nó được áp dụng nhiều vào những năm trước. Với mô hình này, phần mềm CRM sẽ được cài đặt và sử dụng tại máy của từng người dùng và thông tin được lưu trữ tại máy chủ và các máy được kết nối với nhau qua mạng LAN hoặc WAN để truy xuất dữ liệu. Tuy nhiên, công nghệ ngày càng phát triển nên mô hình này dần ít được sử dụng hơn.
- Triển khai theo mô hình web-based: theo mô hình này, toàn bộ được cài trên một máy chủ, người dùng cuối chỉ truy cập vào phần mềm nhờ trình duyệt web. Mô hình này được triển khai phổ biến tại Việt Nam hiện nay.
- Triển khai theo mô hình hướng dịch vụ: theo mô hình này, ứng dụng được cài đặt trên hạ tầng của nhà cung cấp, người dùng cuối chỉ thuê của nhà cung cấp và truy cập vào hệ thống thông qua trình duyệt internet. Mô hình hướng dịch vụ kết hợp với hạ tầng điện toán đám mây đang là xu hướng phát triển của nền công nghệ hiện nay.
2. Theo nguồn gốc ta có thể phân thành
- Giải pháp CRM thuần Việt là các giải pháp do các công ty phần mềm Việt Nam tự phát triển từ đầu.
- Sử dụng CRM mã nguồn mở: Hầu hết các công ty phần mềm CRM ở Việt Nam đều đóng gói và đặt tên theo ý dựa vào hệ thống CRM mã nguồn mở có sẵn. Ở Việt Nam cũng có một vài đơn vị cung cấp giải pháp này.
3. Phân loại theo tính năng
Cách phân loại theo tính năng năng cũng thường dựa vào điểm mạnh nhất của giải pháp, do đó, việc phân nhóm không có nghĩa là một giải pháp thuộc nhóm này thì sẽ không thể thuộc nhóm khác. Phân theo tính năng thì phần mềm CRM có thể bao gồm các nhóm:
- CRM quản lý: CRM quản lý có các tính năng chủ yếu liên quan đến quản lý khách hàng, quản lí bán hàng và chiến lược marketing..
- CRM phân tích: CRM phân tích có các chức năng nhằm lưu trữ.
dữ liệu khách hàng, bán hàng để từ đó đưa ra phân tích chi tiết tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Giải pháp CRM nào cũng đều có một phần các chức năng về báo cáo, phân tích …nhưng CRM phân tích sẽ bao gồm đầy đủ hơn các công cụ cho phép nhà quản lý xem được dữ liệu trên nhiều chiều.
- CRM cộng tác: CRM cộng tác hướng tới việc tích hợp các tính năng làm việc theo nhóm giữa các phòng ban trong doanh nghiệp cũng như giữa những người dùng trong cùng một phòng ban. Các dữ liệu giữa các phòng ban đi theo một quy trình (workflow) và có sự tương tác giữa những người dùng với nhau, dữ liệu tương tác là dữ liệu kinh doanh (dữ liệu bán hàng, khách hàng, hỗ trợ, …)
4. Phân loại CRM theo quy mô
- CRM dành cho doanh nghiệp tầm trung: các giải pháp CRM Việt Nam nhóm này cũng gặp một số khó khăn. Tuy vậy đây cũng là nhóm khách hàng tiềm năng vì các khách hàng sẵn sàng dành một chi phí cho một hệ thống phần mềm CRM không đòi hỏi quá nhiều tính năng. Phần mềm CRM ở nhóm này thường gồm 3 nghiệp vụ chính là marketing, trước bán hàng và sau bán hàng, có thể linh hoạt với hoạt động của doanh nghiệp.
- CRM dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: đây là nhóm mà hầu hết đơn vị cung cấp giải pháp CRM ở Việt Nam đều hướng tới và nó cũng dễ triển khai nhất với các doanh nghiệp. Các tính năng nhóm khách hàng này yêu cũng cũng không phức tạp lắm và chi phí đầu từ ít nên khả năng triển khai được là cao.Các bài viết khác